If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Khóa học: Toán lớp 9 (Việt Nam) > Chương 6

Bài học 1: Phương trình bậc hai một ẩn

Giải phương trình bậc hai bằng cách phân tích đa thức thành nhân tử

Học cách giải phương trình bậc hai như (x-1)(x+3)=0 và cách phân tích đa thức thành nhân tử để giải các dạng phương trình khác.

Kiến thức cần nắm trước khi bắt đầu bài học

Nội dung bài học

Trong các bài học trước, chúng ta đã học cách giải phương trình bậc nhất, đó là các phương trình bao gồm các hằng số và các hạng tử bậc nhất, như x1=x.
Bạn cũng có thể đã giải một số phương trình bậc hai, bao gồm hạng tử bậc hai, bằng cách lấy căn bậc hai của cả hai vế.
Trong bài học này, bạn sẽ học một cách mới để giải phương trình bậc hai. Cụ thể, bạn sẽ học
  • cách giải các phương trình tích như (x1)(x+3)=0
  • sử dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để giải các phương trình (như x23x10=0).

Giải phương trình tích

Giả sử chúng ta được yêu cầu giải phương trình bậc hai (x1)(x+3)=0.
Tích của hai biểu thức này có giá trị bằng không. Lưu ý rằng những giá trị của x mà làm cho (x1) hoặc (x+3) bằng 0, sẽ làm tích của cả hai biểu thức bằng 0.
(x1)(x+3)=0x1=0x+3=0x=1x=3
Thay x=1 hoặc x=3 vào phương trình sẽ ra được kết quả 0=0, do đó cả hai đều là nghiệm của phương trình.
Giờ bạn hãy tự giải một vài phương trình tương tự nhé.
Giải phương trình (x+5)(x+7)=0.
Chọn 1 đáp án:

Giải phương trình (2x1)(4x3)=0.
Chọn 1 đáp án:

Câu hỏi tư duy

Có thể áp dụng phương pháp giải tương tự cho phương trình (x1)(x+3)=6 không?
Chọn 1 đáp án:

Lưu ý về tính chất nhân với 0

Làm sao chúng ta biết không còn nghiệm nào khác ngoài hai nghiệm mà chúng ta tính ra bằng phương pháp của mình?
Câu trả lời là một tính chất đơn giản nhưng rất hữu ích, được gọi là tính chất nhân với 0:
Nếu tích của hai số bằng 0, thì ít nhất một trong các số phải bằng 0.
Việc thay thế bất kỳ giá trị nào của x ngoại trừ các nghiệm ta đã tìm được sẽ tạo ra một tích gồm hai thừa số khác 0, có nghĩa là tích chắc chắn không bằng 0. Do đó, chúng ta biết rằng không còn nghiệm nào khác ngoài các nghiệm ta vừa tìm được.

Giải phương trình bằng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử

Giả sử chúng ta muốn giải phương trình x23x10=0, tất cả những gì chúng ta phải làm là phân tích x23x10 thành nhân tử và giải như trước!
x23x10 có thể được viết thành (x+2)(x5).
Phương trình sẽ được giải như sau:
x23x10=0(x+2)(x5)=0Phân tích.
x+2=0x5=0x=2x=5
Bây giờ đến lượt bạn tự giải vài phương trình. Hãy nhớ rằng các phương trình khác nhau yêu cầu các phương pháp phân tích nhân tử khác nhau.

Giải phương trình x2+5x=0.

Bước 1. Phân tích x2+5x thành tích của hai biểu thức bậc nhất.

Bước 2. Giải phương trình.
Chọn 1 đáp án:

Giải phương trình x211x+28=0.

Bước 1. Phân tích x211x+28 thành tích của hai biểu thức bậc nhất.

Bước 2. Giải phương trình.
Chọn 1 đáp án:

Giải phương trình 4x2+4x+1=0.

Bước 1. Phân tích 4x2+4x+1 thành tích của hai biểu thức bậc nhất.

Bước 2. Giải phương trình.
Chọn 1 đáp án:

Giải phương trình 3x2+11x4=0.

Bước 1. Phân tích 3x2+11x4 thành tích của hai biểu thức bậc nhất.

Bước 2. Giải phương trình.
Chọn 1 đáp án:

Biến đổi phương trình trước khi phân tích thành nhân tử

Một vế phải bằng 0.

Đây là cách giải phương trình x2+2x=40x:
x2+2x=40xx2+2x40+x=0Trừ cả hai vế cho 40 và cộng cả hai vế với x.x2+3x40=0 Rút gọn.(x+8)(x5)=0Phân tích.
x+8=0x5=0x=8x=5
Trước khi phân tích, chúng ta đã sắp xếp để tất cả các hạng tử nằm ở một vế và vế còn lại bằng 0. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể giải phương trình sử dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Loại bỏ nhân tử chung

Đây là cách giải phương trình 2x212x+18=0:
2x212x+18=0x26x+9=0Chia cả hai vế cho 2.(x3)2=0Phân tích.x3=0x=3
Tất cả hạng tử đều có một nhân tử chung là 2, vì vậy chúng ta chia hai vế cho 2—vế bằng 0 vẫn bằng 0—điều này làm cho việc phân tích nhân tử dễ dàng hơn.
Giờ bạn hãy tự giải một vài phương trình tương tự nhé.
Giải phương trình.
2x23x20=x2+34
Chọn tất cả đáp án đúng:

Giải phương trình.
3x2+33x+30=0
Chọn tất cả đáp án đúng:

Giải phương trình.
3x29x20=x2+5x+16
Chọn tất cả đáp án đúng:

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.