Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc tải các tài nguyên bên ngoài có trên trang web.

If you're behind a web filter, please make sure that the domains *.kastatic.org and *.kasandbox.org are unblocked.

Nội dung chính

Khóa học: Toán lớp 7 (Việt Nam) > Chương 1

Bài học 5: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ

Ôn tập viết số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới dạng phân số

Ôn tập viết số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới dạng phân số, và giải một số bài tập thực hành.

Viết lại số thập phân dưới dạng phân số

Để viết một số thập phân dưới dạng phân số, ta viết các chữ số trong phần thập phân thành tử và hàng giá trị của phần thập phân thành mẫu.
Ví dụ 1: 0,07
0,077 phần trăm. Vậy ta viết 7 phần 100.
0,07=7100

Thế còn số thập phân vô hạn tuần hoàn thì sao?

Ta có ví dụ sau.
Hãy viết số 0,(7) dưới dạng phân số tối giản.
Gọi số thập phân là x:
x=0,7777
Ta đặt thêm một đẳng thức nữa sao cho các chữ số sau dấu thập phân giống hệt nhau:
10x=7,7777x=0,7777
Trừ từng vế của 2 đẳng thức, ta được:
9x=7
Giải phương trình để tìm x:
x=79
Do ban đầu ta đặt số thập phân vô hạn tuần hoàn là x, ta có thể dễ dàng suy ra:
0,(7)=79
Muốn tìm hiểu thêm về cách viết số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới dạng phân số? Hãy xem thử video này.

Luyện tập

Bài 1
Hãy viết lại số thập phân vô hạn tuần hoàn sau dưới dạng phân số tối giản.
0,(2)=?
  • Đáp án của bạn nên là
  • một phân số có tử nhỏ hơn mẫu, ví dụ như 1/2 hoặc 6/10
  • một phân số có tử lớn hơn mẫu, ví dụ như 10/7 hoặc 14/8
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4

Muốn luyện tập thêm các dạng toán tương tự? Hãy thử sức với bài tập này.

Bạn muốn tham gia vào cuộc thảo luận?

Chưa có bài viết nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.