If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Giới thiệu về Lôgarit

Tìm hiểu về lôgarit và phép tính lôgarit.

Kiến thức cần nắm vững

Trước khi bắt đầu bài học này, bạn hãy chắc chắn mình đã nắm được kiến thức về số mũ âm.

Mục tiêu bài học

Chúng ta sẽ học về khái niệm lôgarit và cách tính lôgarit, từ đó chuẩn bị kiến thức nền cho các bài học sau liên quan đến biểu thức và hàm lôgarit.

Lôgarit là gì?

Lôgarit là phép toán nghịch đảo của lũy thừa.
Ví dụ, ta có cơ số 2 nâng lên lũy thừa 4 bằng 16. Điều này được thể hiện bằng phép tính lũy thừa 24=16.
Giả sử, đề bài hỏi "2 mũ mấy bằng 16?". Chúng ta biết câu trả lời là 4 và điều này được thể hiện bởi phép tính lôgarit log216=4, đọc là "lôgarit cơ số hai của mười sáu bằng bốn".
24=16log216=4
Cả hai phép tính đều thể hiện cùng một mối liên hệ giữa các số 2, 416, trong đó 2cơ số4số mũ.
Điểm khác nhau giữa hai phép tính này là dạng lũy thừa sẽ cho ra kết quả của phép lũy thừa, 16, còn dạng lôgarit cho ta biết số mũ để thực hiện phép lũy thừa đó, 4.
Dưới đây là một số ví dụ về phép tính lôgarit và phép tính lũy thừa tương đương.
Dạng lôgaritDạng lũy thừa
log28=323=8
log381=434=81
log525=252=25

Định nghĩa lôgarit

Khái quát các ví dụ trên, chúng ta có định nghĩa lôgarit như sau:
logba=cbc=a
Cả hai phép tính đều miêu tả cùng một mối quan hệ giữa a, bc, trong đó:
  • bcơ số,
  • csố mũ
  • ađối số.

Lưu ý:

Nếu bạn viết lại phép tính lũy thừa dưới dạng lôgarit hoặc phép tính lôgarit dưới dạng lũy thừa thì cơ số của hai phép tính phải giống nhau.

Bài tập vận dụng

Với các bài toán bên dưới, chúng ta luyện tập chuyển dạng phép tính lũy thừa về dạng phép tính lôgarit và ngược lại.
Bài 1
Phép tính nào tương đương với 25=32?
Chọn 1 đáp án:

Bài 2
Phép tính nào tương đương với 53=125?
Chọn 1 đáp án:

Bài 3
Viết lại log264=6 dưới dạng phép tính lũy thừa.

Bài 4
4) Viết lại log416=2 dưới dạng phép tính lũy thừa.

Tính lôgarit

Chúng ta đã hiểu được mối quan hệ giữa phép lũy thừa và lôgarit. Bây giờ, chúng ta sẽ thực hành tính lôgarit.
Ví dụ, tính log464.
Đầu tiên, ta đặt biểu thức bằng x.
log464=x
Tiếp theo, ta viết lại phép tính trên dưới dạng phép tính lũy thừa:
4x=64
Cuối cùng, hãy trả lời câu hỏi: Cơ số 4 nâng lên lũy thừa bao nhiêu sẽ được 64? Đáp án của chúng ta là 43=64 hay log464=3.
Khi đã quen với các dạng bài tập này, bạn có thể bỏ qua các bước ở giữa và trả lời luôn câu hỏi ở bước cuối cùng "Cơ số 4 nâng lên lũy thừa bao nhiêu thì bằng 64?" để tìm ra log464.

Bài tập vận dụng

Khi tính logba, bạn hãy trả lời câu hỏi: "Cơ số b nâng lên lũy thừa bao nhiêu thì bằng a?"
Bài 5
log636=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Bài 6
log327=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Bài 7
log44=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Bài 8
log51=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Bài tập nâng cao
log3(19)=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Điều kiện của các biến số

logba được xác định khi cơ số b dương và không bằng 1, đối số a dương. Những điều kiện này là kết quả liên hệ giữa khái niệm lôgarit và phép lũy thừa.
Điều kiệnLý giải
b>0Trong một hàm số mũ, cơ số b luôn dương.
a>0logba=c nghĩa là bc=a. Vì một số dương nâng lên lũy thừa với số mũ bất kỳ đều cho kết quả dương, tức là bc>0, nên a>0.
b1Giả sử, b có thể bằng 1. Xét phương trình log13=x. Phương trình mũ tương đương là 1x=3. Nhưng điều này không bao giờ đúng vì 1 nâng lên lũy thừa với số mũ bất kỳ đều bằng 1. Vậy, b1.

Lôgarit đặc biệt

Cơ số của một lôgarit có thể là một số thực dương bất kỳ và khác 1. Trong đó, ta thường gặp lôgarit với hai cơ số dưới đây.
Hầu hết các máy tính cầm tay sẽ có nút riêng cho hai loại lôgarit này.

Lôgarit thập phân

Lôgarit thập phân là lôgarit có cơ số bằng 10 ("lôgarit cơ số 10").
Khi viết loại lôgarit này, chúng ta có thể không viết cơ số và tự động hiểu là cơ số sẽ bằng 10.
log10x=logx

Lôgarit tự nhiên

Lôgarit tự nhiên là lôgarit có cơ số là e ("lôgarit cơ số e").
Thay vì viết cơ số e, ta viết ký hiệu lôgarit thành ln.
logex=lnx
Dưới đây là bảng tóm tắt kiến thức về hai dạng lôgarit đặc biệt:
TênCơ sốKý hiệu thườngKý hiệu đặc biệt
Lôgarit thập phân10log10xlogx
Lôgarit tự nhiênelogexlnx
Mặc dù hai loại lôgarit này sử dụng ký hiệu khác nhau, nhưng ý nghĩa của cách tính các lôgarit này là hoàn toàn giống nhau!

Tại sao chúng ta phải học lôgarit?

Thông qua những bài tập vừa làm, chúng ta có thể thấy lôgarit chính là phép toán nghịch đảo của lũy thừa. Vì lý do này, lôgarit rất hữu ích cho việc giải các phương trình mũ.
Ví dụ, nghiệm của phương trình mũ 2x=5 có thể được ghi dưới dạng lôgarit là x=log25. Chúng ta học thêm về các phép toán và phương trình lôgarit ở những bài học sau.
Bên cạnh đó, các biểu thức và hàm lôgarit cũng được ứng dụng rất nhiều trong thế giới xung quanh chúng ta, trong đó có nhiều hiện tượng vật lý được đo bằng thang đo lôgarit.

Nội dung tiếp theo

Chúng ta sẽ học về tính chất của lôgarit để biết cách viết lại biểu thức lôgarit. Chúng ta cũng sẽ học về quy tắc đổi cơ số để từ đó biết cách tính mọi lôgarit bằng máy tính.

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.