If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Giới thiệu về phép nhân

Bạn An sử dùng hình ảnh (ví dụ như các hàng, dãy, nhóm) và thực hiện phép cộng các số giống nhau để giúp hình dung và biểu diễn phép nhân.

Làm quen với phép nhân

Phép nhân giúp chúng ta tìm ra tổng số đồ vật một cách nhanh chóng.
Khi thực hiện phép nhân, chúng ta sẽ cần biết số nhóm bằng nhau và số đồ vật trong mỗi nhóm.
Cùng xem một ví dụ nhé:
Mỗi lần đến thăm chú chó Vàng của nhà hàng xóm, bạn đều mang cho nó 2 cục xương.
Chúng ta sẽ biểu diễn mỗi lần bạn đến thăm và mang cho chú chó Vàng hai cục xương bằng 1 ô hình chữ nhật chứa 2 cục xương. Đây sẽ là một nhóm của mình.
Bạn đến thăm Vàng 5 lần một tuần. Vậy là chúng ta có 5 nhóm như nhau.
Ở đây, chúng ta có thể sử dụng phép nhân để tìm tổng số cục xương bạn đã cho Vàng trong một tuần.
Kí hiệu của phép nhân là ×. Ký hiệu này chúng ta đọc là "nhân."
Với bài toán này, chúng ta có 5 lần của 2 cục xương. Chúng ta có thể sử dụng kí hiệu × để viết phép tính:
5 lần 2=2×5

Cùng xem một ví dụ khác nhé

Tuần này, bạn đến thăm Vàng 4 lần. Bạn thấy Vàng gầy quá, nên bạn quyết định mang đến 3 cục xương mỗi lần đến thăm.
Bài tập 1, phần A
Có bao nhiêu cục xương trong mỗi nhóm bằng nhau?
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Bài tập 1, phần B
Có bao nhiêu nhóm bằng nhau?
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Bài tập 1, phần C
Chúng ta có thể dùng biểu thức nào để biểu diễn việc bạn đến thăm Vàng 4 lần và mang đến 3 cục xương mỗi lần?
Chọn 1 đáp án:

Hình dung phép nhân

Các nhóm bằng nhau

Để hình dung được phép nhân, chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh của các nhóm bằng nhau. Ví dụ, hãy tính tổng số cánh hoa trên những bông hoa này.
Chúng ta thấy mỗi bông hoa có 5 cánh và có 3 bông hoa.
Phép nhân 5×3 nghĩa là 5 cánh hoa được nhân lên 3 lần.
Bài tập 2, phần A
Mỗi con bọ cánh cam là một nhóm bằng nhau.
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi
nhóm bằng nhau, mỗi nhóm có
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi
chấm.

Bài tập 2, phần B
Chúng ta có thể dùng biểu thức nào để tính tổng số chấm?
Chọn 1 đáp án:

Bài tập 3
Chúng ta có thể dùng biểu thức nào để tính tổng số cá trong bể?
Chọn 1 đáp án:

Hàng và cột

Chúng ta có thể dùng các hàng và cột để biểu diễn phép nhân. Trong đó, mỗi hàng có số lượng đồ vật bằng nhau.
3 hàng đồ vật, mỗi hàng có 8 chấm sẽ biểu diễn cho phép nhân 8×3:
Bài tập 5, phần A
Dùng hình dưới đây để trả lời câu hỏi.
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi
hàng, mỗi hàng có
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi
chấm.

Bài tập 5, phần B
Chúng ta có thể dùng biểu thức nào để tính tổng số chấm?
Chọn 1 đáp án:

Tính tổng

Phép cộng các số giống nhau

Chúng ta sẽ quay lại bài toán về chú chó Vàng và các cục xương lúc nãy. Bạn đến thăm Vàng 4 lần và mỗi lần mang đến 3 cục xương.
Chúng ta đã học là, nếu chúng ta có 4 nhóm, mỗi nhóm có 3 cục xương, thì biểu thức dùng để biểu diễn thông tin đó sẽ là 3×4.
Nếu ta đếm tất cả số cục xương, ta sẽ được kết quả là 12.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng phép cộng các số giống nhau để tìm tổng số cục xương. Chúng ta có tổng cộng 4 nhóm, mỗi nhóm có 3 cục xương, vậy nên ta có thể thực hiện phép cộng 3+3+3+3.
Dù thực hiện phép nhân hay phép cộng các số giống nhau thì về bản chất vẫn là tính tổng của 4 nhóm, với mỗi nhóm có 3 cục xương.
3×4=12
3+3+3+3=12
Có tổng cộng 12 cục xương.
Bài tập 6
Biểu thức nào bằng với 7×2?
Chọn 1 đáp án:

Đếm cách

Đếm cách là một cách khác để tìm ra kết quả của phép nhân.
Chúng ta hãy sử dụng hình dưới đây để hiểu thêm về đếm cách nhé.
Hình này có 4 hàng, mỗi hàng có 5 chấm. Hình này biểu diễn cho phép tính 5×4 hoặc 5+5+5+5.
Để tìm tổng số chấm, chúng ta có thể đếm từng chấm, dùng phép cộng các số giống nhau hoặc đếm cách 5 đơn vị cho mỗi hàng:
5 ... 10 ... 15 ... 20
Đếm cách cũng giống như phép cộng các số giống nhau.
5+ 5=10
10+ 5=15
15+ 5=20
Cho dù chúng ta chọn đếm cách: 5 ... 10 ... 15 ... 20
hay thực hiện phép cộng các số giống nhau: 5+5+5+5=20
hoặc thậm chí thực hiện phép nhân 5×4=20
thì chúng ta sẽ luôn ra được cùng một đáp án!

Hãy thử làm bài tập sau nhé

Bài tập 9
Chúng ta có thể dùng những cách nào để tính tổng số các chấm?
Chọn tất cả đáp án đúng:

Tham gia cuộc thảo luận?

Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.