If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Phóng to, thu nhỏ

Phép biến đổi hệ trục tọa độ cuối cùng là phóng to/thu nhỏ, cho phép ta thay đổi kích thước của hệ trục. Hãy cùng nghiên cứu chương trình dưới đây. Chương trình vẽ một hình vuông, sau đó phóng to hệ trục tọa độ lên gấp đôi so với kích thước ban đầu và vẽ tiếp một hình vuông khác.
Đầu tiên, ta có thể thấy hình vuông có vẻ như đã thay đổi vị trí, tuy nhiên trên thực tế thì không. Góc trên bên trái của nó vẫn có tọa độ (20, 20) trên hệ trục tọa độ đã được phóng to, tuy nhiên khoảng cách từ điểm đó tới gốc tọa độ tăng gấp đôi so với trong hệ trục tọa độ ban đầu.
Nếu muốn góc trên bên trái của hai hình vuông trùng nhau, bạn có thể thực hiện phép tịnh tiến trước, sau đó mới phóng to:
Ở cả hai chương trình trên, các đường thẳng của hình vuông to đều dày hơn. Đó không phải một loại ảo ảnh quang học nào cả. Các đường thẳng dày gấp đôi vì hệ trục tọa độ đã được phóng to lên gấp hai lần. Bạn có thể sử dụng hàm strokeWeight() với các đối số khác nhau để hiểu rõ hơn. Nếu muốn tránh hiện tượng này, ta cần đặt câu lệnh scale() ở vị trí phù hợp.
Hàm scale() có thể nhận một hoặc hai tham số. Do đó, bạn có thể chọn tỷ lệ phóng to/thu nhỏ riêng rẽ cho trục hoành và trục tung. Hãy thử sử dụng lệnh scale(3.0, 0.5) trong chương trình trên để phóng to trục tung gấp ba lần và thu nhỏ trục hoành bằng một nửa kích thước bình thường.
Bài đọc này được biên soạn dựa trên bài viết 2D Transformations của tác giả J David Eisenberg, sử dụng với giấy phép Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike.

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.