If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Tìm hiểu về sự tích lũy

Tích phân xác định được hiểu là sự tích lũy của các đại lượng. Tại sao khái niệm này lại được hiểu như vậy? Làm sao ta có thể áp dụng khái niệm này vào các tình huống thực tế?
Tích phân xác định có thể được dùng để biểu diễn thông tin về sự tích lũy và sự thay đổi ròng trong một số tình huống. Hãy cùng tìm hiểu cách áp dụng tích phân xác định vào tình huống thực tế.

Tìm hiểu về sự tích lũy trong một tình huống thực tế

Hãy tưởng tượng một bể nước đang được xả đầy với tốc độ là 5 L/phút (lít trên phút) trong 6 phút. Chúng ta có thể tìm thể tích nước (đơn vị L) bằng cách nhân thời gian chảy với tốc độ chảy:
Thể tích=Thời gian×Tốc độ=6phút5Lphút=30phútLphút=30L
Giờ hãy xem xét tình huống này dưới dạng đồ thị. Tốc độ chảy có thể được biểu diễn bằng hàm hằng r1(t)=5:
Hàm số r1 được biểu diễn trên đồ thị. Thời gian tính bằng phút được đặt làm trục hoành, từ 0 tới 10. Tốc độ chảy tính bằng lít trên phút được đặt làm trục tung. Đồ thị là một đường thẳng. Đường thẳng bắt đầu tại điểm có tọa độ (0, 5), kéo dài về phía bên phải và kết thúc ở điểm có tọa độ (10, 5).
Trục hoành biểu diễn đơn vị phút và trục tung biểu diễn đơn vị lít trên phút, như vậy mỗi hình vuông sẽ biểu diễn đơn vị lít.
phútchiều rộngLphútchiều cao=Ldiện tích
Một hình vuông đại diện cho một đơn vị trên đồ thị. Độ rộng theo trục hoành biểu diễn số phút và độ cao theo trục tung biểu diễn số lít trên phút. Phần diện tích của hình vuông biểu diễn số lít. Phương trình để tính diện tích là chiều rộng nhân chiều cao = diện tích, hay phút nhân lít trên phút = lít.
Bên cạnh đó, phần diện tích hình chữ nhật giới hạn bởi đồ thị của r1 và trục hoành trong khoảng t=0t=6 cho chúng ta biết thể tích nước sau 6 phút:
Hàm số r1 biểu diễn trên đồ thị. Phần diện tích hình chữ nhật dưới đường thẳng được tô đậm. Phần diện tích kéo dài trong khoảng từ 0 tới 6 phút và từ 0 tới 5 lít trên phút . Phần diện tích của hình chữ nhật được tính là 6 phút nhân 5 lít trên phút = 30 lít.
Hãy tưởng tượng một bể nước khác cũng đang được xả đầy nhưng lần này với tốc độ xả không đều:
r2(t)=6sin(0,3t)
Hàm số r2 được biểu diễn bằng đồ thị. Thời gian được tính bằng phút trên trục hoành, từ 0 tới 10. Tốc độ chảy tính bằng lít trên phút trên trục tung. Đồ thị là một đường cong. Đường cong bắt đầu từ điểm có tọa độ (0, 0), di chuyển hướng lên và lõm xuống tại điểm có tọa độ khoảng (5,2, 6), tiếp tục lõm xuống và kết thúc tại điểm có tọa độ khoảng (10, 0,8).
Làm cách nào ta có thể tính được thể tích nước ở trong bể này sau 6 phút? Ta hãy áp dụng tổng Riemann để tính diện tích gần đúng của vùng dưới đường cong trong khoảng từ t=0 đến t=6. Để dễ dàng tính toán hơn, ta hãy dựng hình chữ nhật có chiều rộng là 1 đơn vị (phút).
Hàm số r2 được biểu diễn trên đồ thị. sáu thanh hình chữ nhật, mỗi thanh đại diện cho 1 đơn vị (phút), dần được tăng lên theo trục tung từ trục hoành tới phần đường cong trong khoảng từ 0 tới 6 phút. Mỗi thanh được nâng lên sao cho phần đỉnh trên bên phải chạm vào đường cong. Phần đỉnh trên bên trái của năm thanh trong khoảng từ 0 tới 5 nằm ngoài đường cong. Mỗi thanh chữ nhật có ít phần ở bên ngoài đường cong hơn thanh trước. Thanh thứ 6 nằm hoàn toàn trong đường cong. Từ trái sang phải, mỗi thanh chữ nhật có chiều cao xấp xỉ là 1,8, 3,4, 4,7, 5,6, 6, 5,9.
Ta thấy mỗi hình chữ nhật biểu diễn một phần thể tích tính bằng lít. Cụ thể, mỗi hình chữ nhật trong tổng Riemann này có giá trị diện tích xấp xỉ thế tích nước được xả vào bể trong mỗi phút. Tổng hoặc tích lũy diện tích của tát cả các hình chữ nhật phần diện tích là giá trị gần đúng của thể tích nước sau 6 phút.
Dựng càng nhiều hình chữ nhật với chiều rộng càng nhỏ thì kết quả cho được càng gần với thể tích thực tế. Nếu ta dựng vô số hình chữ nhật rồi tìm tổng diện tích các hình chữ nhật đó, vậy tổng diễn tích sẽ biểu diễn được dưới dạng tích phân xác định 06r2(t)dt. Có nghĩa là thể tích nước chính xác sau 6 phút bằng diện tích của vùng được giới hạn bởi đồ thị r2 và trục hoành trong khoảng từ t=0 đến t=6 .
Hàm số r2 được biểu diễn bằng đồ thị. Phần diện tích giữa đường cong và trục t, trong khoảng t = 1 và t = 6, được tô đậm.
Như vậy, bằng cách áp dụng tích phân, ta đã tính được thể tích nước sau 6 phút:
06r2(t)dt24.5L

Tích phân xác định: tốc độ thay đổi của một đại lượng cho ta biết sự thay đổi ròng của đại lượng đó.

Trong ví dụ chúng ta vừa thấy, ta đã biểu diễn tốc độ, cụ thể là tốc độ nước chảy trong một phút, dưới dạng một hàm số. Dựa vào tích phân xác định của hàm số đó, ta biết được sự tích lũy hoặc tổng thể tích nước - đại lượng có tốc độ được cho trước.
Một đặc điểm quan trọng nữa ở đây là phần chênh lệch thời gian của một tích phân xác định. Trong tình huống của chúng ta, phần chênh lệch thời gian là phần ban đầu (t=0)6 phút sau (t=6). Vậy tích phân xác định này cho ta sự tổng thay đổi của lượng nước trong bể giữa t=0t=6.
Tích phân xác định thường được định nghĩa như sau: tích phân xác định cho biết sự tích lũy của một đại lượng, dựa vào đó, ta cũng biết được sự thay đổi ròng của đại lượng đó.

Tại sao lại là sự "thay đổi ròng" của một đại lượng mà không phải là giá trị của đại lượng đó?

Quay lại ví dụ trên, ta không biết là trong bể có nước trước t=0 hay không. Nếu bể nước không có nước, thì 06r2(t)dt24.5L là tổng lượng nước thực tế có trong bể sau 6 phút. Nhưng nếu trong bể đã có nước, giả sử là 7 lít nước, thì thể tích nước thực tế có trong bể sau 6 phút sẽ là:
7Thể tích khi t=0+06r2(t)dtSự thay đổi thể tích trong khoảng từ t=0 tới t=6
Kết quả gần đúng là 7+24.5=31.5 L.
Ghi nhớ: Một tích phân xác định cho ta biết thay đổi tổng ròng của một đại lượng, không phải giá trị thực sự của đại lượng đó. Để tìm ra giá trị thực sự của đại lượng, ta cần thêm điều kiện ban đầu vào tích phân xác định.
Bài 1.A
Dạng bài 1 sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể cách phân tích một tình huống có yếu tố tích lũy:
Tại thời điểm t, một quần thể vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ r(t) gam trên ngày, với t là đơn vị ngày.
Hàm số r được biểu diễn trên đồ thị. Thời gian tính bằng ngày được biểu diễn trên trục hoành, trong khoảng từ 0 tới 10. Sự sinh trưởng được tính bằng gam trên ngày được biểu diễn trên trục tung. Đồ thị là một đường cong. Đường cong bắt đầu tại điểm có tọa độ (0, 1), di chuyển hướng lên dần và lõm tới điểm có tọa độ (8, 5) và kết thúc tại điểm có tọa độ khoảng (10, 7,3). Phần diện tích giữa đường cong và trục hoành, trong khoảng t = 0 và t = 8 được tô đậm.
Đáp án nào sau đây là đơn vị của đại lượng được biểu diễn bởi tích phân xác định 08r(t)dt?
Chọn 1 đáp án:

Lỗi thường gặp: Sử dụng sai đơn vị

Đơn vị đóng một vai trò quan trọng trong toán học. Hãy nhớ rằng nếu hàm số biểu diễn tốc độ r được viết là Đại lượng AĐại lượng B, thì tích phân xác định của nó được tính theo Đại lượng A.
Ví dụ, trong dạng Bài 1, r bằng gramngày, và do vậy tích phân xác định của r được tính bằng gram.
Bài 2
Yến đi bộ với tốc độ r(t) ki-lô-mét mỗi giờ (t là đơn vị giờ).
23r(t)dt=6 cho biết điều gì?
Chọn 1 đáp án:

Lỗi thường gặp: Nhầm lẫn về khoảng giá trị của tích phân

Cho mọi hàm số r, tích phân xác định abr(t)dt cho biết sự tích lũy của các giá trị hàm số từ t=a đến t=b.
Một lỗi thường gặp là người giải quên một trong hai giới hạn (thường là giới hạn ở dưới), dẫn đến việc giải sai bài toán.
Ví dụ, trong Bài 2, nhận định 23r(t)dt là quãng đường Yến đi trong 3 giờ là sai. Phần giới hạn dưới là 2, nên 23r(t)dt là quãng đường Yến đi từ tiếng thứ 2 đến tiếng thứ 3. Bên cạnh đó, trong trường hợp khoảng chênh lệch thời gian bằng đúng một đơn vị, ta có thể nói: "Đó là quãng đường Yến đi trong tiếng đồng hồ thứ 3."
Bài 3
Doanh thu của Dương là r(t) ngàn đô la mỗi tháng (trong đó t là tháng của năm). Dương kiếm được 3 ngàn đô la vào tháng đầu tiên của năm.
3+15r(t)dt=19 cho biết điều gì?
Chọn 1 đáp án:

Lỗi thường gặp: Quên điều kiện ban đầu

Cho hàm tỷ lệ f và nguyên hàm F, tích phân xác địnhabf(t)dt cho biết thay đổi ròng của F từ t=a đến t=b. Nếu ta thêm điều kiện ban đầu, ta sẽ thu được giá trị thực của F.
Ví dụ, ở Bài 3, 15r(t)dt biểu diễn sự thay đổi trong doanh thu của Dương từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 5. Nhưng ta thêm 3 vào vì đây là doanh thu mà Dương đã có từ tháng thứ 1st, vậy nên biểu thức bây giờ biểu diễn tổng số tiền Dương có ở tháng thứ 5th.

Kết hợp việc áp dụng dụng tốc độ thay đổi

Trong phép tính vi phân, chúng ta biết rằng đạo hàm f của hàm số f cho biết tốc độ thay đổi tức thời của f tại một điểm cho trước. Ngược lại, với bất kì hàm tốc độ f nào, nguyên hàm F sẽ biểu diễn giá trị tích lũy mà tốc độ của sự tích lũy ấy được biểu diễn bởi f.
Đại lượngCông suất
Vi phânf(x)f(x)
Tích phânF(x)=axf(t)dtf(x)
Bài 4
Hàm k(t) cho biết lượng sốt cà chua (đơn vị ki-lô-gam) được sản xuất ở nhà máy trong t (giờ) trong một ngày bất kỳ.
04k(t)dt cho biết điều gì?
Chọn 1 đáp án:

Muốn luyện tập thêm? Hãy giải bài tập sau.

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.