If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Kế hoạch bài giảng: Tính năng nhận diện khuôn mặt

Tính năng nhận diện khuôn mặt có những lợi ích và rủi ro nào?

Kế hoạch bài giảng: Tính năng nhận diện khuôn mặt

LỚP 6–12
20 phút
Nhận diện khuôn mặt là một trong nhiều tính năng của công nghệ AI. Giống như những tính năng khác, mặc dù nhận diện khuôn mặt mang đến cơ hội nâng cao đời sống của con người nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giáo viên hãy giúp học sinh phân tích lợi ích và tác hại của tính năng nhận diện khuôn mặt.
Điện thoại của một cô bé đang quét mặt của cô ấy.

Mục tiêu

  • Hiểu được định nghĩa tính năng nhận diện khuôn mặt.
  • Phân tích được lợi ích và rủi ro của tính năng nhận diện khuôn mặt.

Từ vựng

  • Quyền riêng tư – quyền được bảo vệ khỏi sự quan sát hoặc theo dõi của người khác, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, công chúng, cá nhân và các nhóm.
  • Nhận diện khuôn mặt – một loại hình công nghệ AI sử dụng hình ảnh kỹ thuật số của khuôn mặt để định danh một người
  • Trí tuệ nhân tạo (AI): một chương trình máy tính có khả năng thực hiện các yêu cầu vốn cần phải có trí tuệ của con người.

Học liệu

Tổ chức hoạt động học tập

  1. Hỏi đáp: Trong lớp có bao nhiêu bạn sở hữu hoặc biết người sở hữu thiết bị có thể mở khóa bằng khuôn mặt? Đó là loại thiết bị gì? (Slide số 4)
Giáo viên mời học sinh chia sẻ câu trả lời và đưa ra một số ví dụ (điện thoại, máy tính bảng, v.v.).
  1. Giảng bài: Mở khóa thiết bị bằng khuôn mặt là ví dụ về một loại hình công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được gọi là nhận diện khuôn mặt (Slide số 5).
Định nghĩa khái niệm "trí tuệ nhân tạo (AI)" và "nhận diện khuôn mặt" ở Slide số 6–7.
  1. Giảng bài: Tính năng nhận diện khuôn mặt được sử dụng trong nhiều ứng dụng và công cụ khác nhau. Giống như nhiều tính năng khác, nhận diện khuôn mặt mang lại cả lợi ích và rủi ro. Rủi ro mà chúng ta nghĩ đến nhiều nhất là các vấn đề về quyền riêng tư của người dùng (Slide số 8).
Định nghĩa "quyền riêng tư" ở Slide số 9.
  1. Hỏi đáp: Tính năng nhận diện khuôn mặt mang lại những lợi ích hoặc rủi ro về quyền riêng tư nào? (Slide số 10)
Giáo viên mời học sinh trả lời câu hỏi, sau đó trình chiếu Slide số 11 để xem một số ví dụ.
  1. Giảng bài: Cân bằng giữa lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của một công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt không phải việc đơn giản. Công nghệ có lợi hay có hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như người dùng, cách thức sử dụng, mục đích sử dụng và tác động của việc sử dụng công nghệ đó đến quyền riêng tư của người dùng (Slide số 12).
  2. Phát tài liệu Xếp hàng giờ ăn trưa và yêu cầu học sinh hoàn thiện các phần từ mục "Bày tỏ quan điểm cá nhân" để suy nghĩ và đưa ra quan điểm về vấn đề nêu ra trong tình huống. Một số phần yêu cầu làm việc theo từng cá nhân, một số phần yêu cầu làm việc theo lớp.
"Bày tỏ quan điểm cá nhân" là một thói quen tư duy nhằm khám phá nhiều góc nhìn xoay quanh những vấn đề nan giải của cộng đồng và đời sống công dân. Tìm hiểu thêm về cách giảng dạy với vấn đề nan giải về kỹ thuật số và thói quen tư duy trong bài học này.
  1. Mời một học sinh đọc vấn đề (Slide số 13) và câu hỏi hướng dẫn (Slide số 14).
Lưu ý: Tham khảo bản dành cho giáo viên để hướng dẫn học sinh các bước trong phần "Bày tỏ quan điểm cá nhân" (Slide số 15-18).
  1. Trình chiếu Slide số 15 và yêu cầu học sinh điền vào phần đáp án trong tài liệu theo từng cá nhân.
  2. Trình chiếu Slide số 16 và yêu cầu học sinh chia sẻ quan điểm với cả lớp. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời theo một trong hai hình thức sau:
  3. Giơ ngón tay cái lên, xuống hoặc ngang để biểu thị đồng tình, không đồng tình hay chưa có quyết định.
  4. Di chuyển đến các vị trí đồng tình, không đồng tình hoặc chưa có quyết định trong lớp.
  5. Trình chiếu Slide số 17 và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để tự đánh giá lại quan điểm của mình sau khi nghe các ý kiến khác.
  6. Trình chiếu Slide số 18 và yêu cầu học sinh chia sẻ quan điểm với cả lớp.
  7. Giảng bài: Mục tiêu của hoạt động này không phải là tìm ra câu trả lời "đúng". Thay vào đó, việc xác định tính năng nhận diện khuôn mặt là có lợi hay có hại giúp chúng ta học cách nhìn nhận bức tranh toàn cảnh và xem xét các yếu tố như: ai là người sử dụng tính năng này, sử dụng như thế nào, sử dụng vì mục đích gì và việc sử dụng đó ảnh hưởng như thế nào đến quyền riêng tư của người dùng (Slide số 19).
  8. Giảng bài: Tính năng nhận diện khuôn mặt chỉ là một ví dụ về một công nghệ như một con dao hai lưỡi. Hãy nhớ rằng, trước khi sử dụng những công cụ AI mới được tạo ra hoặc thêm vào các ứng dụng, trò chơi điện tử hay trang web, chúng ta phải biết tư duy phản biện về lợi ích và rủi ro mà chúng đem lại (Slide số 20).

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.