If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Giới thiệu về lũy thừa

Học cách dùng số mũ và cơ số. Ví dụ, viết 4 x 4 x 4 x 4 x 4 dưới dạng lũy thừa.
Số mũ và cơ số sẽ có dạng như sau:
43
Chữ số nhỏ được viết ở phía trên bên phải một chữ số khác được gọi là số mũ. Chữ số phía dưới số mũ được gọi là cơ số. Trong ví dụ này, cơ số là 4, và số mũ là 3.
Sau đây là ví dụ khi cơ số bằng 7, và số mũ bằng 5:
75
Để tính một lũy thừa, chúng ta nhân cơ số với chính nó, số lần nhân bằng giá trị số mũ. Trong ví dụ của chúng ta, 43 nghĩa là chúng ta nhân cơ số 4 cho chính nó 3 lần:
43=4×4×4
Một khi chúng ta viết ra được bài toán nhân, chúng ta có thể dễ dàng tính được biểu thức. Hãy thử áp dụng vào ví dụ mà chúng ta đang sử dụng:
43=4×4×4
43=16×4
43=64
Chúng ta sử dụng lũy thừa để viết các biểu thức dài thành các biểu thức ngắn gọn hơn. Ví dụ, giả sử chúng ta muốn biểu diễn biểu thức sau:
2×2×2×2×2×2
Biểu thức này thật sự rất dài. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy 2 nhân với chính nó 6 lần. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể viết một biểu thức tương tự, trong đó 2 là cơ số và 6 là số mũ:
2×2×2×2×2×2=26
Tuyệt vời, để chắc chắn chúng ta đã hiểu về lũy thừa, hãy làm những bài toán luyện tập sau đây.

Luyện tập:

Bài 1A
Viết biểu thức 7×7×7 dưới dạng lũy thừa.

Thử thách:

Bài 2A
Điền dấu >,<, hoặc =.
25
52

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.