If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Ôn tập về thứ tự thực hiện các phép tính

Thứ tự thực hiện các phép tính là quy tắc về cách tính các biểu thức để đảm bảo rằng chúng ta tính đúng giá trị của biểu thức. Thứ tự thực hiện các phép tính: dấu ngoặc, lũy thừa, nhân/chia, cộng/trừ.
Thứ tự thực hiện các phép tính là quy tắc về cách tính các biểu thức để đảm bảo rằng chúng ta tính đúng giá trị của biểu thức.
Dấu ngoặc: Hãy thực hiện phép tính bên trong dấu ngoặc đơn trước tiên. Ví dụ: 2×(3+1)=2×4=8.
Lũy thừa: Hãy thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước rồi đến nhân, chia, cộng, trừ. Ví dụ: 2×32=2×9=18.
Nhân và Chia: Hãy thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ. Ví dụ: 1+4:2=1+2=3.
Cộng và Trừ: Cuối cùng, ta thực hiện phép tính cộng và trừ.
Có thể nhớ bằng các chữ cái đầu tiên DLNCCT, với "D" là dấu ngoặc, "L" là lũy thừa,...
Lưu ý: Nếu biểu thức chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Nguyên tắc này rất quan trọng khi phép trừ hoặc phép chia ở phía bên trái của biểu thức, ví dụ 42+3 hoặc 4:2.3 (xem ví dụ 3 để hiểu rõ nguyên nhân).

Ví dụ 1

Tính: 6×4+2×3.
Do không có lũy thừa hoặc dấu ngoặc, ta thực hiện nhân, chia trước.
=6×4+2×3
=6×4+2×3Nhân 6 với 4.
=24+2×3Nhân 2 với 3.
=24+6Cộng 24 với 6.
=30... Kết thúc
Chú ý: Ta thực hiện phép nhân trước khi thực hiện phép cộng. Nếu tính 24+2 trước 2×3, phép tính sẽ có kết quả sai.

Ví dụ 2

Tính 622(5+1+3).
=622(5+1+3)
=622(5+1+3)Tính 5+1+3 bên trong dấu ngoặc trước.
=622(9)Tính 62, cụ thể 66=36.
=362(9)Nhân 2 với 9.
=3618Lấy 36 trừ 18.
=18... Kết thúc!

Ví dụ 3

Tính 72+3.
Ta sẽ thực hiện phép tính từ trái sang phải.
ĐúngSai
72+3=5+3=872+3=75=2
Lưu ý: Mặc dù "C" (cộng) đứng trước "T" (trừ) trong DLNCCT, không có nghĩa là chúng ta cần thực hiện phép cộng trước phép trừ. Phép cộng và phép trừ bình đẳng trong thứ tự thực hiện các phép tính. Phép nhân và chia cũng như vậy.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm dạng bài tập về thực hiện các phép tính? Hãy truy cập vào video này.

Luyện tập

Bài 1
2+12:23=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Nếu bạn muốn làm thêm bài tập tương tự, hãy tham khảo Các bài tập mẫu sau và các bài tập khác khó hơn: bài mộtbài hai.

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.