Nội dung chính
Toán lớp 11 (Việt Nam)
Khóa học: Toán lớp 11 (Việt Nam) > Chương 6
Bài học 5: Thể tích của một số hình khốiThể tích của hình chóp hoặc hình nón
Trong công thức tính thể tích của hình chóp, phân số 1/3 đến từ đâu? Công thức tính thể tích của hình nón liên quan hay không? Có khác biệt gì với hình chóp xiên (nghiêng về một bên) hay không?
Định nghĩa hình chóp và hình nón
Hình chóp là khối đa diện có mặt đáy là đa giác lồi
và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.
Nói cách khác, hình chóp là tập hợp tất cả các phép vị tự của đáy với đỉnh chóp là tâm vị tự và tỉ số từ tới .
Hình nón có hình dạng giống như hình chóp nhưng mặt đáy là hình tròn hoặc một đường cong khép kín chứ không phải một đa giác. Hình nón có một mặt bên cong chứ không có mặt bên hình tam giác. Công thức tính thể tích hình chóp và hình nón khá tương đồng.
Thể tích hình chóp
Công thức tính thể tích hình chóp: . Ta có thể suy ra công thức này từ đâu?
Phân số trong công thức đến từ đâu?
Giả sử chúng ta có một khối lập phương, chiều dài các cạnh là cm. Chúng ta cắt khối lập phương này thành hình chóp bằng nhau.
Phóng to/thu nhỏ hình chóp
Cách phóng to/thu nhỏ một hình chóp cũng tương tự như cách phóng to/thu nhỏ hình lăng trụ bao quanh hình chóp. Khi chúng ta phóng to/thu nhỏ một hình chóp có thể tích theo hệ số , , và theo ba hướng vuông góc, thể tích của hình sẽ bằng .
Lưu ý: Thể tích của hình chóp vẫn bằng thể tích hình lăng trụ chứa nó, kể cả sau khi ta phóng to/thu nhỏ theo tỉ lệ cả hai hình.
Cắt lớp
Hãy tưởng tượng ta cắp hình chóp thành từng lớp song song với mặt đáy. Ta có thể cắt hình thành nhiều lớp mỏng mà không làm thay đổi thể tích của hình. Khi số lượng các lớp tiến dần tới vô cực, ta sẽ có một hình chóp hoàn chỉnh.
Theo Nguyên lý Cavalieri, nếu ta không thay đổi chiều cao hoặc diện tích các mặt cắt song song với mặt đáy, ta cũng sẽ không làm thay đổi thể tích! Kể cả khi ta thay đổi vị trí của đỉnh chóp, ta vẫn có thể sử dụng cùng công thức tính thể tích của hình chóp.
Thay đổi mặt đáy
Nguyên lý Cavalieri có một ứng dụng cực kỳ tuyệt vời. Hai mặt đáy có thể có cùng diện tích nhưng lại có hình dạng hoàn toàn khác nhau. Nếu chiều cao và diện tích đáy của hai hình chóp hoặc của hình là như nhau, chúng sẽ có thể tích bằng nhau bởi vì diện tích của các mặt cắt song song đáy bằng nhau.
Như vậy, công thức thể tích có thể áp dụng được với mọi hình chóp với bất kỳ mặt đáy nào.
Bỏ đi
Ta có thể suy ra hình chóp bằng thể tích của khối lăng trụ chứa nó bằng cách ước lượng thể tích của khối lăng trụ.
Chúng ta có thể tạo một hình chóp bằng cách xếp các khối lăng trụ lại thành từng lớp với nhau, giống như khi ta xây một kim tự tháp bằng các khối gạch đá. Hình này sẽ có thể tích lớn hơn thể tích của hình chóp. Các khối lớp càng mỏng thì con số thể tích càng tiến gần tới thể tích chính xác của hình chóp.
Số lớp | |
---|---|
Bởi vì các hình tương tự hình chóp có mặt đáy là các hình chiều khép kín và bởi vì ta có thể cắt lớp hình lăng trụ mà không làm thay đổi thể tích của hình nên tỉ lệ trên đúng với mọi hình tương tự hình chóp, kể cả hình nón.
Tham gia cuộc thảo luận?
Chưa có bài đăng nào.