Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc tải các tài nguyên bên ngoài có trên trang web.

If you're behind a web filter, please make sure that the domains *.kastatic.org and *.kasandbox.org are unblocked.

Nội dung chính

AI có trí tưởng tượng và sự sáng tạo không?

AI có khả năng tuyệt vời trong việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh và thậm chí là một video hoàn chỉnh. Nhưng liệu AI có trí tưởng tượng và sự sáng tạo thực sự không? Loại AI này vận hành như thế nào? Tìm hiểu thêm về cách AI tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả những hình ảnh mà chúng ta chưa bao giờ thấy.

Trình bày bởi:
Cristóbal Valenzuela - Giám đốc điều hành và Nhà sáng lập công ty Runway
Mira Murati - Giám đốc công nghệ tại OpenAI

Sản xuất bởi: Code.org, ETS, ISTE, Khan Academy

Hãy bắt đầu học trên code.org ngay hôm nay!

Kết nối với chúng tôi qua các trang mạng xã hội:
• Twitter: https://twitter.com/codeorg
• Facebook: https://www.facebook.com/Code.org
• Instagram: https://instagram.com/codeorg
• TikTok: https://tiktok.com/@code.org
• LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/code-org
• Medium: https://medium.com/@codeorg

Hãy giúp chúng tôi thực hiện dự án bằng cách quyên góp tại http://code.org/donate nhé!
Được tạo bởi Code.org.

Bạn muốn tham gia vào cuộc thảo luận?

Chưa có bài viết nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.

Thuyết minh video

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO SỰ SÁNG TẠO VÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG Xin chào, tôi là Cristobal Valenzuela, Giám đốc Điều hành và nhà sáng lập của Runway. Runway là công ty tạo ra các công cụ AI để lên câu chuyện và sản xuất video. Một trong những công cụ AI mới nhất của chúng tôi là thuật toán Gen 2. Công cụ này cho phép bạn chuyển văn bản thành video. Tôi là Mira Murati. Tôi là Giám đốc Công nghệ ở OpenAI - công ty tạo ra ChatGPT. Ban đầu, máy tính được phát minh để giải toán và xử lý các vấn đề phức tạp. Mặc dù khoa học máy tính đã có nhiều phát kiến tiến bộ, hầu hết mọi người cho rằng máy tính không bao giờ có sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Liệu điều này có còn đúng hay không? Hệ thống AI không chỉ có thể viết các câu chuyện, chúng còn có thể tạo ra các hình ảnh mà chưa ai thấy bao giờ. AI có thể tạo ra các tác phẩm đạt giải như thế này. AI cũng có thể tạo ra những nhân vật ảo có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Thậm chí, AI còn có thể tạo ra những video hoàn chỉnh chỉ với một vài từ chỉ dẫn. Vậy loại AI này hoạt động như thế nào? Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng có phải là thật không? Cùng tìm hiểu nhé. Các dự án đầu tiên dạy AI cách sáng tạo nghệ thuật sử dụng mạng đối nghịch tạo sinh (GAN). Mạng GAN sử dụng hai mô hình AI để tạo ra các hình ảnh. Trong đó, một mô hình AI đóng vai trò là mô hình tạo sinh (Generator). Mô hình tạo sinh sẽ tạo ra những hình ảnh tương tự như hình ảnh có trong bộ dữ liệu đào tạo. Mô hình AI còn lại đóng vai trò là mô hình phân biệt (Adversary). Mô hình này được đào tạo để xác minh xem các hình ảnh được tạo ra có trùng khớp với bản gốc không. Hai mô hình này được huấn luyện đối nghịch nhau như vậy cho đến khi mô hình phân biệt không còn nhận biết đúng đâu là hình ảnh thực và đâu là hình ảnh do AI còn lại tạo ra. Đó cũng là thời điểm AI tạo sinh thành công trong việc tạo ra những hình ảnh như thực. Kỹ thuật này thật tuyệt vời, nhưng các nhà khoa học máy tính thậm chí còn sáng tạo ra một thứ tuyệt vời hơn, đó là kỹ thuật khuếch tán. Được lấy cảm hứng từ vật lý, kỹ thuật khuếch tán sẽ khiến một hình ảnh trở nên không thể nhận diện, bị mờ hoặc nhiễu và đào tạo AI để đảo ngược quá trình này. Lấy tất cả các chi tiết của hình ảnh này làm ví dụ. Chúng ta có thể thêm các yếu tố nhiễu cho các pixel ảnh này. Như vậy, một vài chi tiết sẽ biến mất. Nếu bạn lặp lại từ từ quá trình này 1000 lần thì hình ảnh này sẽ mất tất cả các chi tiết và trở nên nhiễu hoàn toàn. Ứng với mỗi bước trong quá trình chuyển đổi vừa rồi, ta có thể đào tạo để AI học cách đảo ngược quá trình. Một mạng nơ-ron AI có thể được đào tạo bằng cách nhìn vào một hình ảnh nhiễu và cố gắng tạo ra một phiên bản đỡ nhiễu hơn. Vì phiên bản nhiễu ban đầu không có tất cả các chi tiết, AI sẽ học cách đoán xem các chi tiết khi ở độ phân giải cao hơn sẽ như thế nào và đó là cách AI tạo ra hình ảnh mới. Để đào tạo một AI, chúng ta lặp lại cách này với hàng triệu bức ảnh. Mỗi bức ảnh sẽ đi kèm với phần mô tả riêng. Khi được huấn luyện đủ, AI sẽ học được cách tiếp nhận mô tả hình ảnh và tạo ra hình ảnh mới mà chưa ai từng thấy hoặc thay đổi hình ảnh vốn đã tồn tại. Cách tiếp cận này cũng có thể được áp dụng tương tự cho các video. Tuy nhiên, việc này đã làm dấy lên rất nhiều câu hỏi. AI có đang thực sự học cách sáng tạo và tưởng tượng không? Một mặt, nếu bạn nhìn vào các video và tác phẩm nghệ thuật tạo bởi AI, bạn sẽ thấy chúng có vẻ tuyệt vời, đẹp và trông như bản gốc. Nhưng mặt khác, AI làm được điều này bằng cách thực hiện các phép toán ở cấp độ pixel, đồng thời học các tác phẩm sáng tạo từ con người. Vậy đây có thực sự là sáng tạo không? Một chủ đề khác cũng được quan tâm là vấn đề bản quyền. AI học bằng cách nghiên cứu các tác phẩm sáng tạo của con người và các tác giả gốc có thể muốn lên tiếng về vấn đề này. Tất nhiên, khi con người học để sáng tạo, ta cũng học từ những tác phẩm của người khác. Vì vậy, các câu hỏi về vấn đề pháp lý ở đây không hề đơn giản. Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn đầu đào tạo AI để tạo ra các ấn phẩm truyền thông mới. Ngày nay, AI có thể tạo ra các tranh ảnh hoặc video. AI cũng sẽ sớm học được cách tạo ra âm nhạc và thế giới 3D. Điều này sẽ có ảnh hưởng to lớn đối với mọi lĩnh vực trong xã hội đặc biệt là lĩnh vực giải trí, không chỉ với nền âm nhạc và phim ảnh mà còn cả lĩnh vực trò chơi điện tử. Chúng tôi mong rằng bạn đã hiểu hơn về cách AI vận hành và cách áp dụng AI cho quá trình sáng tạo của riêng bạn. Bạn sẽ tạo ra điều gì nhỉ?