If you're seeing this message, it means we're having trouble loading external resources on our website.

Nếu bạn đang sử dụng bộ lọc web, vui lòng kiểm tra lại xem bộ lọc có chặn hai tên miền *.kastatic.org*.kasandbox.org hay không.

Nội dung chính

Tính chất giao hoán của phép nhân

Thực hành thay đổi thứ tự của các thừa số trong một phép tính nhân và xem tích bị ảnh hưởng như thế nào.

So sánh các kết quả

Hình biểu diễn 2 hàng, mỗi hàng 4 chấm. Ta có thể dùng biểu thức 4×2=8 để biểu diễn hình.
Hình biểu diễn 4 hàng, mỗi hàng 2 chấm. Ta có thể dùng biểu thức 2×4=8 để biểu diễn hình.
Trong hai ví dụ, ta đều được kết quả là 8 chấm.
4×2=82×4=8
Khi ta đổi thứ tự các thừa số trong phép nhân, tích vẫn không đổi.
5×4=20
4×5=20
5×4=4×5
7×10=70
10×7=70
7×10=10×7
Bài tập 1a
Nối các biểu thức bằng nhau.
1

Bài tập 1b
Hai biểu thức nào cho ta cùng kết quả?
Chọn tất cả đáp án đúng:

Tính chất giao hoán

Trong toán học, tính chất giao hoán nói rằng khi thay đổi thứ tự các thừa số trong phép nhân thì tích sẽ không thay đổi.
Hãy dùng hình ảnh để hiểu tại sao lại như vậy. Hình này gồm 5 hàng, mỗi hàng 2 chấm.
Ta có thể tính tổng số chấm bằng cách nhân số hàng với số chấm trong mỗi hàng.
5×2=10
Nếu ta xoay hình lại, ta có một hình gồm 2 hàng, mỗi hàng 5 chấm.
Ta chỉ đơn giản là xoay hình lại. Tổng số chấm vẫn không thay đổi.
Nếu ta lấy số hàng nhân số chấm trong mỗi hàng, ta sẽ được:
2×5=10
Thứ tự thực hiện phép nhân các số 25 không quan trọng.
5×2=2×5

Hãy làm thử một vài bài tập

Hình này gồm 8 hàng, mỗi hàng 4 chấm.
Bài tập 2, phần A
Hình trên sẽ trông như thế nào nếu ta xoay nó lại?
Chọn 1 đáp án:

Bài tập 2, phần B
Tổng số chấm ở 8 hàng, mỗi hàng có 4 chấm = Tổng số chấm ở 4 hàng, mỗi hàng có
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi
chấm.

Bài tập 2, phần C
8×4=
Chọn 1 đáp án:

Dùng tính chất giao hoán

Biểu diễn hình

Tính chất giao hoán nói rằng thứ tự các thừa số không quan trọng trong phép nhân.
Vậy thứ tự các số không quan trọng khi biểu diễn hình vẽ này.
Ta có thể dùng biểu thức 3×5 để biểu diễn 5 nhóm 3.
Hoặc biểu thức 5×3 để biểu diễn 3 nhóm 5.
Kết quả cả hai biểu thức đều bằng 15.

Bài toán khác

Bài tập 3
Hai biểu thức nào có thể được dùng để biểu diễn hình này?
Chọn tất cả đáp án đúng:

Vì sao tính chất giao hoán lại có ích?

Tính chất giao hoán giúp ta tính tích có nhiều hơn hai thừa số một cách dễ dàng hơn.
Hãy xem ví dụ:
Ta có thể tính 7×2×5 qua hai bước:
7×2=14
14×5=70
Ta được kết quả đúng, nhưng 14×5 sẽ hơi khó để nhân!
Nhớ rằng tính chất giao hoán giúp ta thay đổi thứ tự các thừa số trong phép nhân mà không làm thay đổi kết quả.
Ta có thể đổi thứ tự 75 và đổi phép tính thành 5×2×7. Hãy xem phép tính trở nên dễ dàng như thế nào:
5×2=10
10×7=70
Nhân một số với 10 trong bước thứ hai giúp ta dễ tính tích hơn.
Bài tập 4A
Biểu thức nào cho kết quả bằng với 4×3×5?
Chọn tất cả đáp án đúng:

Bài tập 4B
Dùng tính chất giao hoán để xếp lại thứ tự các thừa số và tính.
5×3×6=
  • Đáp án của bạn nên là
  • một số nguyên như số 6
  • một phân số tối giản, như 3/5
  • một phân số tối giản có tử lớn hơn mẫu, như 7/4
  • một hỗn số, ví dụ như 1 3/4
  • Một số thập phân hữu hạn, như 0,75
  • bội của pi, như 12 pi hoặc 2/3 pi

Tham gia cuộc thảo luận?

Chưa có bài đăng nào.
Bạn có hiểu Tiếng Anh không? Bấm vào đây để thấy thêm các thảo luận trên trang Khan Academy Tiếng Anh.